#11 Nguyên Nhân Khiến Trẻ 1-2 Tuổi Biếng Ăn và Cách Trị

Biếng ăn ở trẻ từ 1-2 tuổi là tình trạng rất phổ biến. Khi trẻ không muốn ăn, chắc chắn phải có một lý do nào đó nhất định. Khi đó, hiểu được lý do vì sao trẻ từ chối đồ ăn mà cha mẹ chuẩn bị hoặc trẻ không muốn ăn là chìa khóa giúp khắc phục tình trạng này ở trẻ. Vậy nguyên nhân khiến trẻ 1-2 tuổi biếng ăn là gì và cách trị như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Xem nhiều hơn trẻ biếng ăn tại https://fitobimbi.vn/cham-soc-tre/bieng-an/

Trẻ 1-2 tuổi biếng ăn có phải bình thường không?

nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Trẻ 1-2 tuổi biếng ăn có sao không?

Trẻ 1-2 tuổi có xu hướng thèm ăn thất thường do quá trình tăng trưởng và phát triển tâm lý của trẻ. Cũng có thể có một lượng bữa ăn thay đổi trong một ngày. Nếu bé 1-2 tuổi vẫn khỏe mạnh và phát triển với tốc độ bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng về việc trẻ biếng ăn. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần biết những nguyên nhân đằng sau việc trẻ biếng ăn là gì.

11 nguyên nhân khiến trẻ 1 – 2 tuổi biếng ăn

1. Sự phát triển của bé đang chậm lại

Ở giai đoạn 2 tuổi, tốc độ phát triển của trẻ bắt đầu chậm lại, từ đó khiến trẻ biếng ăn theo. Không phải ngẫu nhiên mà đây đúng là khoảng thời gian trẻ bắt đầu kén ăn. Mặc dù trẻ biếng ăn, lười ăn khiến cha mẹ hết sức lo lắng, nhưng đây là tình trạng khá phổ biến đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi.

2. Bé bị kén ăn

Tình trạng kén ăn ở trẻ ngày càng phổ biến. Trên thực tế, ngày càng có nhiều trẻ kén ăn. Những trẻ này rất kén chọn thức ăn, có thể bé không ăn rau, không ăn một loại thịt nhất định hoặc từ chối bất cứ một loại thức ăn nào mới.

Chứng sợ thức ăn, sợ thức ăn mới là những đặc điểm rất dễ nhận biết của chứng kén ăn. Chỉ ăn một loại thức ăn từ ngày này qua ngày khác, cũng là một dấu hiệu nhận biết khác. Những đứa trẻ kén ăn cũng rất nhạy cảm với hình thức, mùi vị hoặc hoặc thậm chí là tổng thể món ăn.

3. Bé bị áp lực trong việc ăn uống

Đôi khi, cha mẹ thấy bé biếng ăn liền ép bé ăn hoặc tạo áp lực bắt ép bé phải ăn một loại thức ăn mới, điều này có thể gây phản tác dụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ bị thúc ép hoặc áp lực trong việc ăn uống càng gặp khó khăn trong việc ăn uống hơn, gây ra tâm lý phản kháng, trẻ sẽ càng không muốn ăn hơn.

4. Bé bị dị ứng thực phẩm

Một số trẻ ăn uống không ngon miệng khi bị dị ứng thực phẩm. Có một số thực phẩm thường gây dị ứng ở trẻ em như: sữa, đậu nành, trứng, đậu phộng (lạc), các loại hạt, lúa mì, cá và các loại thủy sản có vỏ.

Nếu một đứa trẻ bị dị ứng với nhiều loại thức ăn, có nghĩa là trẻ có ít sự lựa chọn thức ăn hơn, vì thế trẻ có thể dễ ngán và không muốn ăn nữa.

5. Bé nhạy cảm với hương vị

Khi bé không ăn rau hoặc các thực phẩm khác ví dụ như thịt, có thể là do vị giác của trẻ rất nhạy cảm. Đối với nhiều trẻ em, vị đắng rất khó chịu vì trẻ thích những hương vị ngọt ngào hơn.

Với những bé có vị giác nhạy cảm, bé sẽ nhạy cảm hơn với các hương vị có trong thức ăn, đặc biệt là vị đắng và vị chua. Điều đó dẫn đến việc ăn uống có chọn lọc, đặc biệt là đối với rau.

6. Bé nhạy cảm với kết cấu của món ăn

Bé có thể lười ăn do nhạy cảm với kết cấu của món ăn. Có thể bé không thích các món ăn nhão, ướt, nhiều nước. Điều này khiến hạn chế khẩu phần ăn dẫn đến ăn uống kém và thiếu chất dinh dưỡng.

7. Bé chỉ thích ăn một loại thức ăn

Có những bé chỉ ăn những thức ăn giống nhau từ ngày này qua ngày khác. Tuy bé vẫn ăn đủ lượng thức ăn nhưng lại không phải là loại thức ăn mà cha mẹ muốn thấy con ăn.

8. Bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt

Khi bé không chịu ăn trong mỗi bữa ăn, cha mẹ nên xem xét lại xem bé đã ăn những gì trong suốt cả ngày? Nếu bé ăn vặt quá nhiều có thể hạn chế cảm giác thèm ăn trong những bữa ăn chính. Một khi trẻ đã no với các đồ ăn vặt như bánh, kẹo, nước trái cây hoặc sữa, trẻ sẽ không còn muốn ăn gì nữa.

9. Bé không tập trung khi ăn

Nhiều cha mẹ có thói quen cho bé xem tivi hoặc chơi đồ chơi để “lừa” bé, cho bé ăn dễ dàng hơn. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Tivi hoặc đồ chơi đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc ăn uống của trẻ, khiến trẻ mất tập trung vào bữa ăn, hoặc tạo thành thói quen xấu, chỉ khi nào xem tivi bé mới chịu ăn, nếu không có tivi, điện thoại, ipad thì sẽ không ăn.

10. Bé bị ốm

Khi bé bị ốm, cơ thể luôn mệt mỏi khiến trẻ lười ăn, không muốn ăn. Nguyên nhân chủ yếu là do khi trẻ bị ốm sẽ là giảm cảm giác thèm ăn của cơ thể. Tình trạng này không quá đáng lo ngại, vì khi trẻ khỏe hơn trẻ sẽ có xu hướng thèm ăn trở lại.

nguyên nhân trẻ 1 tuổi biếng ăn
Bé bị ốm cũng khiến bé biếng ăn hơn

11. Bé đang uống thuốc

Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh và thuốc tẩy giun albendazole gây ra mùi vị khó chịu trong miệng của trẻ và khiến trẻ chán ăn.

Trẻ 1-2 tuổi cần ăn bao nhiêu là đủ?

Trẻ 1-2 tuổi ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức thì cần ăn thêm thức ăn đặc. Cha mẹ có thể tham khảo lượng thức ăn mà bé cần dưới đây:

  • Trẻ từ 1-2 tuổi cần khoảng ¾ cup (cốc) thức ăn mỗi bữa. Mỗi ngày nên có 3 đến 4 bữa ăn.
  • Từ một đến hai bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn.
  • Từ một đến hai cốc sữa mỗi ngày

Trẻ từ 1-2 tuổi mỗi ngày cần từ 1000 đến 1400 calo tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của trẻ. Hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định xem bé nên ăn bao nhiêu thức ăn để ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng. Dưới đây là bảng ước tính chung về lượng thức ăn mà trẻ 1-2 tuổi cần theo các nhóm thực phẩm khác nhau.

Hãy cho bé ăn những món ăn nhẹ như trái cây, rau củ luộc và đồ ăn ít đường, ít chất béo. Không nên cho trẻ 1-2 tuổi uống đồ uống có ga và nước tăng lực vì chúng chứa lượng đường dư thừa và các hợp chất có thể gây hại.

Trẻ 1-2 tuổi biếng ăn phải làm sao?

Làm cho giờ ăn của bé trở nên thú vị hơn

Giờ ăn là khoảng thời gian quan trọng đối với trẻ đang phát triển. Cha mẹ hãy giúp bữa ăn của bé trở nên thú vị hơn bằng cách chuẩn bị cho bé các loại thực phẩm khác nhau với màu sắc và hình dạng thú vị.

Hãy cho bé ăn thức ăn giống với cả gia đình và cho trẻ ngồi cùng cả nhà trong mỗi bữa ăn. Cho trẻ tự tay chuẩn bị bát, đũa của mình để trẻ có thể lựa chọn đồ vật mà mình yêu thích, từ đó bé sẽ có cảm hứng hơn với mỗi bữa ăn.

Cho trẻ tự chọn thức ăn

Hãy để trẻ tự lựa chọn thức ăn và khẩu phần của mình. Cha mẹ có thể bắt đầu với những món mà trẻ thích và dần dần chuyển sang những món mà trẻ không thích. Đưa ra lựa chọn cho trẻ từ 1-2 tuổi có thể giúp thay đổi  nhận thức của trẻ đối với việc ăn uống. Nó giúp hạn chế biếng ăn, chán ăn trong thời gian dài ở trẻ.

Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ

Trẻ em có dạ dày nhỏ hơn người lớn và có xu hướng ăn ít thức ăn hơn. Cha mẹ hãy cân nhắc cho trẻ ăn ít hơn nhưng ăn từ 5 đến 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ăn ít bữa nhưng lại là những bữa lớn.

Cho bé ăn những bữa ăn nhẹ lành mạnh

Trẻ vẫn cần những bữa ăn nhẹ xen giữa các bữa chính. Số bữa ăn phụ có thể gia tăng khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc. Khi đó, hãy cung cấp cho trẻ những thực phẩm lành mạnh cho bữa ăn nhẹ, chẳng hạn như trái cây tươi, salad rau củ hoặc rau củ luộc. Những món ăn này vừa giúp bé thỏa mãn cơn đói mà vẫn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, bé vẫn có thể ăn các bữa ăn chính.

Cho trẻ uống nước

Nếu trẻ khát nước giữa các bữa ăn, hãy cho trẻ uống nước. Hạn chế không cho trẻ uống nước trái cây đóng hộp hoặc các loại nước có chứa nhiều đường. Mỗi ngày chỉ nên cho bé uống dưới 180ml nước trái cây mỗi ngày.

Cho trẻ uống sữa nguyên chất

Trẻ từ 1-2 tuổi nên uống sữa nguyên chất vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với sữa ít chất béo. Cha mẹ có thể cho bé uống một ly sữa nguyên chất giữa các bữa ăn để trẻ có thể tiêu hóa hết cho đến giờ ăn chính.

Không ép trẻ ăn

Việc ép trẻ ăn hết thức ăn trong đĩa có thể khiến trẻ mất hứng thu khi ăn. Thay vào đó, hãy cho trẻ khẩu phần ăn phù hợp mà trẻ có thể tiêu thụ. Nếu trẻ không chịu ăn một thứ gì đó, thay vì ép trẻ, hãy cố gắng khuyến khích trẻ ăn trong các bữa ăn tiếp theo.

nguyên nhân trẻ 2 tuổi biếng ăn
Đừng ép trẻ ăn vì có thể gây tác dụng “ngược”

Liên tục thay đổi món ăn cho bé

Mẹ hãy liên tục thay đổi các thực phẩm khác nhau từ các nhóm thực phẩm để tạo ra một bữa ăn lành mạnh cho trẻ. Một bữa ăn nên bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau từ các nhóm thực phẩm khác nhau. Mẹ nên phối hợp để bé có thể cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng khác nhau và giúp cho bé đỡ nhàm chán.

Hạn chế cho bé xem tivi, điện thoại trong bữa ăn

Duy trì một bữa ăn không có những thứ gây xao nhãng bữa ăn cho trẻ, chẳng hạn như xem tivi và tránh xa những thứ gây mất tập trung khác như đồ chơi, điện thoại hoặc ipad… Giờ ăn nên là khoảng thời gian yên tĩnh để cả gia đình có thể thư giãn và ăn uống. Ngoài ra, hãy dạy bé ăn thức ăn từng miếng nhỏ, chậm rãi thay vì ăn vội vàng, nhanh chóng. Khuyến khích trẻ nhai thức ăn đúng cách thay vì nuốt chửng.

Giới thiệu cho bé các thức ăn mới

Nếu trẻ có thức ăn yêu thích rồi, hãy thử cho trẻ những những thức ăn tương tự khác. Ví dụ nếu bé thích bí đỏ, hãy giới thiệu cho bé các món ăn khác chế biến từ bỉ đỏ. Hãy sử dụng một loại thực phẩm như cửa ngõ để có thể giới thiệu thêm những thức ăn khác.

Kết hợp với các thức ăn bổ sung

Cho trẻ ăn những thức ăn mà trẻ không  thích với những thức ăn mà trẻ thích. Ví dụ, nếu trẻ không thích ăn cà rốt nhưng thích ăn khoai lang. Vậy thì mẹ hãy trộn cà rốt nghiền với khoai lang nghiền. Hoặc mẹ có thể nướng bông cải xanh với phomai để món ăn trở nên thú vị hơn.

Những điều cần tránh khi trẻ 1-2 tuổi biếng ăn

Nếu trẻ 1-2 tuổi biếng ăn, cha mẹ tuyệt đối không sử dụng các biện pháp dưới đây để kích thích trẻ biếng ăn:

  • Ép trẻ ăn.
  • Quát mắng hoặc phạt trẻ nếu trẻ không muốn ăn một thứ gì đó.
  • Trao thưởng cho bé mỗi khi bé ăn hết bữa cơm hoặc ăn một món ăn mới. Điều này vô tình tạo cho bé thói quen có quà mới chịu ăn, không có quà không ăn.
  • Cho bé ăn nhiều đồ ăn vặt chứa nhiều đường, đồ uống có gas, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Bắt trẻ ngồi vào bàn ăn nếu bé chưa ăn hết cho đến khi ăn xong. Điều này vô tình khiến trẻ xem mỗi giờ ăn là hình phạt.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu trẻ 1-2 tuổi gặp bất kỳ tình trạng nào dưới đây:

  • Trẻ biếng ăn trên 1 tháng.
  • Trẻ bị sút cân.
  • Trẻ không tăng cân trong 6 tháng.
  • Trẻ thường xuyên nôn ra thức ăn.
  • Trẻ chỉ ăn một vài loại thực phẩm.
  • Trẻ hay uể oải, thiếu năng lượng.
  • Trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe khác như sốt, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, ho hoặc khó thở.
  • Trẻ bị vàng da hoặc nước tiểu có màu vàng.

Cha mẹ nên đến gặp bác sĩ nếu nghi ngờ bé nhà mình không ăn đủ một lượng thức ăn bình thường và có thể bị rối loạn ăn uống. Rối loạn ăn uống tương đối nghiêm trọng và có thể gây khó khăn trong việc tiêu thụ các loại thức ăn, dẫn đến ăn kém.

Lời kết

Trẻ 1-2 tuổi biếng ăn có thể được khắc phục bằng các biện pháp đơn giản, tuy nhiên cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn. Qua một thời gian, tình trạng biếng ăn của bé sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, để việc điều trị được nhanh nhất, cha mẹ cần xác định được nguyên nhân chính gây nên biếng ăn ở trẻ, từ đó mới có các cách khắc phục đúng đắn và hiệu quả nhất.

Thông báo chính thức: Cây Thuốc Việt không hợp tác với bất kỳ ai để bán giao diện Wordpress và cũng không bán ở bất kỳ kênh nào ngoại trừ chính thức.

Chúng tôi chỉ support cho những khách hàng mua source code chính chủ. Tiền nào của nấy, khách hàng cân nhắc không nên ham rẻ để mua phải source code không rõ nguồn gốc và không có support về sau! Xin cám ơn!